Sự nghiệp Rob Halford

Những năm đầu đời

Robert John Arthur Halford sinh ra vào ngày 25 tháng 8 năm 1951[1]Sutton Coldfield. Ông lớn lên ở vùng Walsall gần đó - ông được nuôi dạy tại khu nhà Beechdale[2] - cũng là quê nhà của Noddy Holder.[3]

Judas Priest

Halford vào năm 1984Halford biểu diễn cùng Judas Priest vào năm 2005

Halford được người chị gái Sue giới thiệu cho tay bass và người đồng sáng lập Judas Priest là Ian Hill, do lúc ấy Sue và Hill đang hẹn hò.[4] Halford (bấy giờ làm quản lý một cửa hiệu quần áo nam giới)[5] gia nhập ban nhạc và làm ca sĩ, mang theo cả tay trống John Hinch từ ban nhạc cũ Hiroshima của anh. Halford và Hinch thể hiện show đầu tiên với Judas Priest vào tháng 5 năm 1973 tại Townhouse ở Wellington. Show được thu hình và một phần của chương trình được đưa vào sản phẩm tuyển tập Downer-Rock Asylum (2009) trên hãng đĩa Audio Archives.

Năm 1974, ông lần đầu thu âm trong album đầu tiên Rocka Rolla của ban nhạc. Ông tiếp tục hát chính ở Judas Priest suốt hai thập niên 1970 và 1980. Năm 1990, Halford xuất hiện với toàn bộ hình xăm mới, gồm cây thánh giá Judas Priest bị uốn nằm ở tay phải, cũng như một số ít hình xăm ở vai. Ông còn bắt đầu tự cạo trọc đầu.

Ngày cuối của tour quảng bá Painkiller vào tháng 8 năm 1991 tại show ở Toronto, Halford cưỡi chiếc xe mô-tô lớn Harley-Davidson phóng lên sân khấu, diện đồ của dân đi mô tô. Bộ nâng sân khấu gặp trục trặc và ông va phải dàn trống đang nâng lên một nửa, nên ngã khỏi xe và vỡ mũi.[6] Ông bất tỉnh trong thời gian ngắn trong lúc mà ban nhạc đang trình bày bài hát đầu tiên. Sau khi lấy lại nhận thức, Halford trở lại và hoàn thành show.[7] Halford đã muốn theo đuổi dự án solo và nhận được lời chúc phúc từ các đồng đội trong ban nhạc. Một giám đốc hãng thu âm nhắc Halford rằng về mặt kĩ thuật ông phải 'từ chức' khỏi Judas Priest để đạt được mục tiêu, và ông viết phát ngôn có nhắc đến sự quan tâm đến một dự án solo. Bức thư bị lộ và bị biến tướng thành ghi ông bỏ ban nhạc. Do cá nhân bị thử thách trước xung đột, ông không thể nêu rõ chuyện đã xảy ra và hơn mười sau thì ông tái liên hệ rồi tái gia nhập ban nhạc.

Fight

Ngày sau khi Halford rời đi, ông lập ban nhạc Fight với tay trống Scott Travis của Judas Priest, tay bass Jack "Jay Jay" Brown cùng hay cây guitar Brian Tilse và Russ Parrish. Album đầu tiên War of Words được phát hành vào năm 1993, kế đến là sản phẩm EP nửa thu trực tiếp, nửa remix là Mutations vào năm 1994. Một tour được khởi động để quảng bá album vào năm 1994. Album thứ hai A Small Deadly Space được phát hành vào năm 1995, với tour vận động cho album ấy cùng diễn ra. Trong khi War of Words là đĩa nhạc metal thuần túy, A Small Deadly Space lại mang âm thanh gần với grunge hơn, làm tác phẩm trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt người hâm mộ trước đó đã kết War of Words. Khi chuẩn bị làm album thứ ba, họ tan rã, qua đó chấm dứt vụ kinh doanh với hãng đĩa Epic Records. Một dịp tái hợp ngắn với một nửa thành viên sáng lập tham dự được tổ chức vào ngày 20 tháng 12 năm 1997 với một tiết mục duy nhất, trước khi tan rã lần nữa.[8] Ở buổi phỏng vấn vào năm 2015, Halford dự tính tái lập Fight.[9]

2wo

Năm 1997, Halford hợp tác với nghệ sĩ guitar John Lowery để lập ban nhạc chịu ảnh hưởng của industrial có tên 2wo. Họ phát hành album duy nhất Voyeurs vào năm 1998, tác phẩm do Trent Reznor sản xuất và phát hành trên hãng đĩa Nothing Records của chính anh.[10]

Halford

Năm 1999, Halford trở lại với nguồn gốc nhạc metal và lập một ban nhạc solo. Album Resurrection được phát hành năm 2000 và nhận được lời khen từ giới phê bình.[11] Ban nhạc đã khởi động một tour với Iron MaidenQueensrÿche để quảng bá album. Một album nhạc sống có nhan đề Live Insurrrection được phát hành vào năm 2001. Kế đến là album thứ hai Crucible ra mắt năm 2002.[12] Năm 2010, Halford phát hành đĩa DVD nhạc sống có nhan đề Live in Anaheim[13][14] và album phòng thu thứ tư Halford IV: Made of Metal.[15]

Tái hợp với Judas Priest

Halford biểu diễn năm 2014

Khả năng Halford tái hợp với Judas Priest đã được đồn đoán từ nhiều năm trước khi mà anh không còn góp mặt trong đội hình, ít nhất kể từ khi ra mắt album Resurrection - một vài nhà phê bình còn cho rằng album đó nghe giống Judas Priest hơn cả chính album gần nhất của họ lúc ấy là Jugulator (1997). Halford lúc đầu loại trừ khả năng đó,[16] song sau tái cân nhắc bằng phát biểu vào năm 2002: "Bản năng mách bảo tôi rằng vào lúc nào đó chuyện này [tái hợp] sẽ xảy ra".[17]

Tháng 7 năm 2003, Halford trở lại Judas Priest và khởi động một tour vào năm 2004 để ăn mừng lần tái ngộ này. Ban nhạc phát hành đĩa Angel of Retribution vào năm 2005. Nhóm còn tổ chức tour toàn thế giới và đánh dấu 30 năm thành lập. Năm 2008, Nostradamus được phát hành.

Năm 2011, Judas Priest khởi động tour diễn toàn cầu được xem là lần cuối họ hoạt động dưới danh nghĩa tập thể, có tên gọi "Epitaph" tour.[18] Sau khi thông báo tour này, Halford cho biết ông sẽ tiếp tục hoạt động với ban nhạc solo.[19]

Mặc cho đã thông báo "tour cuối cùng" vào năm 2011, Halford và Judas Priest (trừ K. K. Downing đã rời nhóm trước Epitaph tour)[20] thu âm thêm album nữa là Redeemer of Souls, được phát hành vào năm 2014, kế đến là một tour hòa nhạc quảng bá album.[21][22]

Năm 2017, Judas Priest bắt đầu làm thêm album phòng thu nữa với Halford. Album Firepower được phát hành vào ngày 9 tháng 3 năm 2018.[23]

Trình diễn trực tiếp

Halford thường cưỡi chiếc xe mô tô lên sân khấu.

Halford đảm nhận vị trí giọng ca cho Black Sabbath trong ba show. Ông thay thế Ronnie James Dio trong hai đêm diễn vào tháng 11 năm 1992, khi Dio chọn không diễn mở màn show cho Ozzy Osbourne. Halford cũng khỏa lấp vị trí của Osbourne ở Black Sabbath vào ngày 26 tháng 8 năm 2004 (một ngày trước dịp sinh nhật tuổi 53 của Halford) tại show của OzzfestCamden, New Jersey, do Osbourne không thể biểu diễn vì bị viêm phê quản.[24]

Halford lên sân khấu diễn cùng Sum 41 vào năm 2001 ở buổi hòa nhạc truyền hình kỷ niệm 20 năm thành lập MTV với tay trống Tommy Lee; họ trình bày bài "You've Got Another Thing Comin'" để kết thúc phần medley.[25]

Halford lên sân khấu diễn cùng Metallica ba lần khi họ thể hiện ca khúc "Rapid Fire"; năm 1994 vào ngày cuối của Shit Hits the Sheds Tour, năm 2011 tại The Fillmore nhân dịp kỷ 30 năm thành lập ban nhạc và vào năm 2013 tại lễ trao giải thường niên Revolver Golden Gods lần thứ năm ở Los Angeles.[26]

Halford lên sân khấu cùng Pantera hai lần. Tiết mục đầu tiên vào năm 1992 khi ông hát các bài "Metal Gods" và "Grinder",[27] và một lần nữa vào năm 1997 khi ông hát bài "Grinder".

Halford lên sân khấu cùng ban nhạc queercore Pansy Division vào tháng 7 năm 1997 để thể hiện ca khúc "Breaking the Law".[28]

Halford lên sân khấu cùng Babymetal vào ngày 18 tháng 7 năm 2016 tại lễ trao giải Alternative Press Music AwardsCleveland và thể hiện bản medley của "Painkiller" và "Breaking the Law".[29]

Hoạt động khác

Halford xuất hiện trong bộ phim điện ảnh Spun (2002), trong phim ông thủ vai trợ lý bán hàng tại một cửa hàng sex.[30]

Năm 2006, Halford chia tay Sanctuary Records và lập công ty Metal God Entertainment để sản xuất và cấp phép cho bất kỳ sản phẩm nào trong tương lai. Tất cả sản phẩm của Fight và Halford được phát hành dưới định dạng tái hậu kỳ, gồm các đĩa DVD từ cả hai ban nhạc.[31]

Halford cung cấp giọng voice-over cho các nhân vật Tướng Lionwhyte và thủ lĩnh của Fire Barons trong trò chơi video Brütal Legend (2009). Ngoại hình và tính cách của Baron dựa trên Halford.[32][33]

Halford phát triển dòng quần áo Metal God Apparel với dự kiến phát triển doanh số bán lẻ qua năm 2010.[34] Cùng năm đó, Halford có vai khách mời ngắn cho quảng cáo của Virgin Mobile, ông vào vai một linh mục.[35]

Năm 2019, Halford thực hiện một cuốn tự truyện. Cuốn tự truyện có nhan đề Confess, lúc đầu dự kiến xuất bản vào tháng 10 năm 2020,[36] song sửa ngày ra mắt chính thức là 29 tháng 9 năm 2020 thông qua Hachette Books.[37][38] Tháng 8 năm 2020, Halford đính chính rằng ông đã hoàn thành bản sách nói của ấn phẩm, và sẽ mang sách bày bán cùng lúc với bản sách vật lý.[39]

Halford từng tự hóa thân chính mình khi đại diện cho lương tâm của nhân vật Kevin trong bộ phim truyền hình chính-hài kịch Metal Lords (2022).[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rob Halford http://www.allmusic.com/artist/rob-halford-mn00002... http://www.allmusic.com/artist/ https://web.archive.org/web/20151105031631/http://... https://web.archive.org/web/20071012115916/http://... https://web.archive.org/web/20070930041134/http://... https://web.archive.org/web/20180311161655/https:/... https://web.archive.org/web/20161006094854/https:/... https://web.archive.org/web/20041107151207/http://... https://web.archive.org/web/20120309065906/http://... https://web.archive.org/web/20101213094148/http://...